1. IPv6 là gì?

IPv6 (viết tắt của chữ Internet Protocol version 6) là phiên bản mới nhất (tính đến năm 2019) của Giao thức Internet (IP). IPv6 đã được IETF phát triển để giải quyết vấn đề cạn kiệt địa chỉ IPv4. IPv6 được tạo ra để thay thế IPv4.

Địa chỉ IPv6 có chiều dài 128 bít, biểu diễn dưới dạng các cụm số hexa phân cách bởi dấu::, ví dụ 2001:0DC8:1005:2F43:0BCD:FFFF. Với 128 bít chiều dài, không gian địa chỉ IPv6 gồm 2128 địa chỉ, cung cấp một lượng địa chỉ khổng lồ cho hoạt động Internet. Tổng số IPv6 là 340,282,366,920,938,000,000,000,000,000,000,000,000 địa chỉ IP, một con số khó có thể đánh vần được! Số lượng IP khổng lồ này gấp rất rất nhiều lần tổng lượng IPv4 đang được sử dụng rộng rãi. Tổng lượng IPv4 là 4.294.967.296 (232). IPv6 ra đời nhằm giải quyết vấn đề cạn kiệt địa chỉ IPv4. Đáp ứng được thời kỳ 4.0, thời kỳ của IOT. Ngoài ra IPv6 cũng giải quyết được nhược điểm của IPv4 trước đây.

2. Cấu trúc cấu tạo IPv6

(viết thêm)

Tương tự như IPv4 không gian địa chỉ IPv6 cũng được phân chia dựa theo giá trị của các bít đầu hay còn gọi là phương thức định dạng theo tiền tố FP (Format Prefix). Hiện tại không gian địa chỉ IPv6 được định dạng theo tiền tố như bảng sau (theo RFC2373):

Phân bổ địa chỉ IPv6 trên toàn thế giới

Theo sự phân bố này, có một phần được dành cho địa chỉ NSAP, địa chỉ IPX và địa chỉ trong các mang riêng ảo (VPN). Phần còn lại của không gian địa chỉ chưa được gán sẽ được sử dụng trong tương lai. Nhưng phần này có thể được sử dụng để mở rộng những địa chỉ đang sử dụng (như thêm các nhà cung cấp địa chỉ) hay những người sử dụng mới (ví dụ những mạng cục bộ hay những người dùng đơn lẻ).

Các loại địa chỉ IPv6

Địa chỉ IPv6 chia thành nhiều loại khác nhau. Mỗi loại địa chỉ IPv6 có chức năng nhất định trong việc giao tiếp và kết nối internet. Khác với phiên bản IPv4, nơi mà một máy tính với một card mạng chỉ được gắn một địa chỉ IPv4 và xác định trên mạng Internet bằng địa chỉ này, một máy tính IPv6 với một card mạng có thể có nhiều địa chỉ, cùng loại hoặc khác loại. Theo cách thức gói tin được gửi đến đích, IPv6 bao gồm ba loại địa chỉ sau:

  • Unicast: Địa chỉ unicast xác định một giao diện duy nhất.
  • Multicast: Địa chỉ multicast định danh một nhóm nhiều giao diện. Gói tin có địa chỉ đích là địa chỉ multicast sẽ được gửi tới tất cả các giao diện trong nhóm được gắn địa chỉ đó. Mọi chức năng của địa chỉ broadcast trong IPv4 được thay thế bởi địa chỉ IPv6 multicast.
  • Anycast: Anycast là khái niệm mới của địa chỉ IPv6. Địa chỉ anycast cũng xác định tập hợp nhiều giao diện. Tuy nhiên, trong mô hình định tuyến, gói tin có địa chỉ đích anycast chỉ được gửi tới một giao diện duy nhất trong tập hợp. Giao diện đó là giao diện “gần nhất” theo khái niệm của thủ tục định tuyến.
    Trong trường hợp bạn đang phân vân rằng anycast được tạo như một cách làm cân bằng tải trở lên dễ dàng hơn. Hãy hình dung một tình huống bạn cần cung cấp một số lượng lớn người dùng để họ có thể truy cập đến các dịch vụ hoặc đến một router của họ. Trong tình huống như vậy thì nó thường làm cho bạn phải sử dụng nhiều máy chủ để cấu hình dịch vụ đang được cung cấp hoặc sử dụng các router phức hợp hay bất cứ trường hợp nào có thể. Lý do ở đây là vì nó có thể cho phép phân phối luồng công việc giữa các thiết bị phức hợp.

Các qui tắc biểu diễn địa chỉ IP Version 6

x:x:x:x:x:x:x:xx là một trường có chiều dài 16 bit viết dưới dạng Hexadecimal
– Bao gồm cả các ký tự A, B, C, D, E và F
– Trường 0000 có thể thay thế bằng 0, có thể lược bỏ số 0 nếu nó đứng đầu mỗi trường
Ví dụ: 2031:0:130F:0:0:9C0:876A:130B
– Các trường 0 liên tiếp nhau có thể thu gọn bằng ::, nhưng chỉ có thể biểu diễn một lần trong mỗi địa chỉ IPv6
Ví dụ:
2031:0000:130F:0000:0000:09C0:876A:130B
2031:0:130f::9c0:876a:130b
2031::130f::9c0:876a:130b   ->   Biểu diễn sai
FF01:0:0:0:0:0:0:1 ->    FF01::1
0:0:0:0:0:0:0:1   ->  ::1
0:0:0:0:0:0:0:0   ->  ::

3. IPv6 Có ưu điểm gì so với IPv4

IPv6 là vô tận.

Nếu như IPv4 có 4 tỷ địa chỉ, chiều dài là 32 bit nhị phân. IPv6 phát triển hơn rất nhiều với 128 bit nhị phân, và IPv6 sẽ có khoảng 340.000.000.000.000.000.000.000.000.000 tỷ địa chỉ. Và con số này được coi là vô tận, theo đánh giá của các nhà phát triển.

4. Thực trạng sử dụng IPv6 tại Việt Nam

Hiện nay tất cả các nhà mạng (Bao gồm Mạng 3G, 4G/LTE, 5G và IoT, mạng cáp quang gia đình…) đều đã khai thác địa chỉ IPv6 rất nhiều. Các dịch vụ đi kèm tên miền hầu hết cũng đã hỗ trợ IPv6.

1 điều đáng lưu ý là các nhà mạng thường sử dụng 1 IPv4 để NAT nhiều IPv6. Vì vậy thông qua 1 số công cụ kiểm tra địa chỉ IP, địa chỉ IP vẫn hiện là IPv4, nhưng thực chất IP thực sử dụng lại là IPv6 (ảnh)

 

5. Cách trỏ tên miền về địa chỉ IPv6 tại HostingViet.vn

Hiện nay rất nhiều DNS tên miền đã hỗ trợ IPv6, Đại đa số các nền tảng khác cũng vậy. Việc trỏ IPv6 cũng khá đơn giản, chỉ với 1-2 nhấp chuột là hoàn toàn có thể sử dụng IPv6

  • Cột Host Quý Khách cần trỏ 2 bản ghi @ và *
  • Cột “Loại” chọn AAAA từ ô chọn
  • Cột “Địa chỉ” Quý Khách nhập địa chỉ IPv6
    => Sau đó nhấn nút “Lưu”
    Việc trỏ Subdomain cũng tương tự
Cách trỏ tên miền về địa chỉ IPv6 tại HostingViet.vn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *