Khu vực Setting trên Dashboard là nơi bạn sửa cấu hình của các chức năng trong WordPress
1. Giới thiệu khu vực Settings -> General (tổng quan)
Khu vực Settings -> General (tổng quan) là nơi chứa các thiết lập về cấu hình website
Để vào khu vực này bạn làm theo hướng dẫn sau:
a. Với phiên bản tiếng Anh (hình 1): Bạn truy cập vào Settings -> General.
b. Với phiên bản tiếng Việt (hình 2): Bạn truy cập vào Cài Đặt -> Tổng quan.
Hình 1: Khu vực Settings -> General phiên bản tiếng Anh.
Hình 2: Khu vực Settings -> General phiên bản tiếng Việt.
Trong khu vực này chúng ta có các thiết lập sau:
1. Tên Website (Site Title): Tên của website, tên này sẽ hiển thị mặc định trên tiêu đề website.
2. Khẩu hiệu (Tagline): Mô tả – slogan của website.
3. Địa chỉ WordPress (URL) [WordPress Address (URL)]: Địa chỉ của website WordPress hiện tại của bạn. Địa chỉ này sẽ tác động đến đường dẫn của Post và Page trên website.
4. Địa chỉ trang Web (URL) [Site Address (URL)]: Địa chỉ của website trang chủ của bạn, nếu bạn cài website WordPress làm trang chủ thì nên để giống với WordPress Address.
5. Địa chỉ E-mail (E-mail Address): Địa chỉ email của người quản trị website, các thông báo quan trọng về website sẽ gửi về đây.
6. Thành viên (Membership): Nếu đánh dấu vào mục Anyone can register, khách có thể tự đăng ký tài khoản người dùng trên website của bạn tại địa chỉ http://domain/wp-login.php?action=register.
7. Vai trò của thành viên mới (New User Default Role): Nhóm người dùng mà những người dùng mới đăng ký sẽ được đưa vào mặc định sau khi họ đăng ký xong.
8. Múi giờ (Timezone): Múi giờ mà bạn muốn sử dụng trên website, Việt Nam là GMT + 7.
9. Định dạng ngày (Date Format): Định dạng ngày tháng năm bạn muốn hiển thị trên website.
10. Tuần bắt đầu vào (Week Start On): Ngày mà bạn muốn nó là ngày đầu tiên của tuần.
11. Ngôn ngữ của trang (Site Language): Ngôn ngữ mà bạn muốn dùng trên website.
2. Giới thiệu khu vực thiết lập viết bài (Writing Settings)
Để truy cập khu vực này bạn làm theo hướng dẫn sau:
a. Với phiên bản tiếng Anh (hình 3): Bạn vào Settings -> Writing
b. Với phiên bản tiếng Việt (hình 4): Bạn vào Cài đặt -> Viết
Hình 3: Trang khu vực Writing Settings
Hình 4: Trang khu vực Tùy chọn viết bài
Ý nghĩa các thiết lập trong khu vực này ở phiên bản tiếng Anh và tiếng Việt như nhau nên mình giải thích chung vào như sau:
1. Chuyên mục mặc định(Default Posnt Category): Category mặc định của một bài Post nếu bạn quên chọn category khi đăng.
2. Định dạng bài viết mặc định(Default Post Format): Loại định dạng post mặc định khi đăng nếu bạn quên chọn.
3. Giới thiệu về khu vực Settings -> Reading (thiết lập về việc đọc)
Để truy cập vào khu vực này bạn làm theo hướng dẫn sau:
a. Với phiên bản tiếng Anh (hình 5): Bạn vào Settings -> Reading
b. Với phiên bản tiếng Việt (hình 6): Bạn vào Cài đặt -> Đọc
Hình 5: Trang khu vực Settings -> Reading phiên bản tiếng Anh.
Hình 6: Trang khu vực Settings -> Reading phiên bản tiếng Việt.
Ý nghĩa các thiết lập của khu vực Settings -> Reading
1. Bố cục trang chủ (Your Homepage Display): Bố cục của trang chủ gồm có 2 dạng (Bài viết mới nhất và trang một trang tĩnh)
2. Hiển thị nhiều nhất (Blog pages show at most): Số lượng post hiển thị ra trang blog. Hiện tại bạn cứ hiểu trang blog nghĩa là một trang hiển thị danh sách các post mới nhất trên website.
3. Dòng thông tin cho bài viết mới (Syndication feeds show the most recent): Số lượng post mới được hiển thị tại trang RSS Feed của website (http://domain/feed).
4. Bài trong dòng thông tin,hiện (For each article in a feed, show):
a. Đầy đủ (Full text): hiển thị nội dung trên RSS Feed với toàn nội dung.
b. Tóm tắt (Summary): hiển thị nội dung trên RSS Feed với bản rút gọn.
5. Tương tác với công cụ tìm kiếm (Search Engine Visibility): Nếu bạn đánh dấu vào phần này, nghĩa là các bot của các cỗ máy tìm kiếm (Google chẳng hạn) không thể đánh chỉ mục nội dung của bạn, từ đó website của bạn không hiển thị trên kết quả tìm kiếm tại Google.
4. Giới thiệu khu vực Settings -> Permalink (thiết lập đường dẫn tĩnh)
Khu vực Settings -> Permalink (thiết lập đường dẫn tĩnh) là nơi mà bạn sẽ bật tính năng đường dẫn tĩnh cho website thay vì sử dụng cấu trúc đường dẫn động.
Chú ý: Đường dẫn tĩnh nghĩa là địa chỉ post, page, category, tag,…của bạn sẽ được biểu diễn bằng tên cụ thể chứ không phải dạng số.
a. Với phiên bản tiếng Anh (hình 7): Bạn vào Settings -> Permalink
b. Với phiên bản tiếng Việt (hình 8): Bạn vào Cài đặt -> Đường dẫn chính
Hình 7: Trang khu vực Settings -> Permalink phiên bản tiếng Anh.
Hình 8: Trang khu vực Settings -> Permalink phiên bản tiếng Việt.
Ý nghĩa các thiết lập Settings -> Permalink (thiết lập đường dẫn tĩnh):
1. Mặc định (Default): Cấu trúc đường dẫn mặc định (đường dẫn động).
2. Ngày và tiêu đề (Day and name): Cấu trúc đường dẫn với kiểu hiển thị đầy đủ ngày tháng đăng post và tên post.
3. Tháng và tiêu đề (Month and name): Cấu trúc đường dẫn với kiểu hiển thị tháng, năm và tên post.
4. Dạng số (Numeric): Cấu trúc đường dẫn hiển thị ID của post thay vì tên.
5. Tên bài (Post name): Chỉ hiển thị tên post trên đường dẫn
6. Tùy biến (Custom Structure): Tùy chỉnh cấu trúc đường dẫn tùy ý.
Tùy chọn thêm (Optional): Các thiết lập tùy chọn không bắt buộc.
7. Cơ sở cho chuyên mục (Category base): Tên đường dẫn mẹ của các đường dẫn tới trang category. Mặc định nó sẽ là http://domain/category/tên-category/, nếu bạn điền “chuyen-muc” vào đây thì nó sẽ hiển thị là http://domain/chuyen-muc/tên-category.
8. Cơ sở của thẻ (Tag base): Tên đường dẫn mẹ của đường dẫn tới các trang tag. Mặc định nó sẽ là http://domain/tag/tên-tag/, nếu bạn điền “the” vào đây thì nó sẽ hiển thị là http://domain/the/tên-tag.
* Chú ý:
Lỗi 404 khi thiết lập Permalink trên localhost
Nếu bạn đã bật permalink của website mà bị lỗi 404 ở localhost thì có thể localhost của bạn chưa bật mod_rewrite của Apache.
Bạn hãy tìm mở file httpd.conf trong thư mục localhost (đối với XAMPP thì mở Control Panel của XAMPP -> Config -> httpd.conf) và tìm tất cả các thiết lập AllowOverride None đổi thành AllowOverride All. Sau đó Stop Apache và Start lại.
Lỗi 404 khi thiết lập permalink trên host
Nếu bạn đang dùng host thông thường mà bị lỗi 404 khi bật permalink lên thì có thể file .htaccess trong thư mục gốc của bạn trên host chưa có các thiết lập rewrite đường dẫn.
Bạn hãy vào host bằng FTP và mở file .htaccess ra (nếu chưa có thì tạo) và copy đoạn này vào:
# BEGIN WordPress
<IfModule mod_rewrite.c>
RewriteEngine On
RewriteBase /
RewriteRule ^index.php$ - [L]
RewriteCond %{REQUEST_FILENAME} !-f
RewriteCond %{REQUEST_FILENAME} !-d
RewriteRule . /index.php [L]
</IfModule>
# END WordPress